Vệ sinh tai mũi họng mùa COVID-19 như thế nào là đúng cách đây?

Tai mũi họng được xem là cửa ngõ quan trọng nhất để chốt chặn xâm nhập các loại virus, nấm. Và Nếu chúng ta biết vệ sinh những cơ quan này đúng cách thì sẽ giúp diệt các mầm bệnh, hạn chế khả năng lây nhiễm Covid-19 cũng như nhiều bệnh khác.

Theo như  tư vấn của các bác sĩ, thì ngoài các thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc tiêu chảy, dị ứng, các thuốc để điều trị bệnh nền thì các loại dung dịch nhỏ mắt, mũi; dung dịch súc họng  cũng cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình.

Trước khi virus SARS-CoV-2 cũng như là các tác nhân khác xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì nó phải đi qua vùng mũi họng, và sinh sôi ở vùng hầu họng. Nếu được bảo vệ tốt “chốt chặn” đầu tiên bằng cách vệ sinh mũi, miệng, họng thì sẽ hỗ trợ phòng bệnh tốt hơn nhiều.

Lưu ý quan trọng khi vệ sinh mũi

Rửa mũi là 1 phương pháp hiệu quả trong phòng cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp tốt. Theo BS Trương Hữu Khanh việc rửa mũi bằng nước muối là việc làm rất tốt nhưng cần đảm bảo đúng cách nếu không thì sẽ lợi bất cập hại.

Theo tư vấn của BS Nguyễn Nam Hà – chuyên khoa Tai mũi họng, tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thì dung dịch dùng để chăm sóc mũi hàng ngày là nước muối sinh lý.

Sau khi rửa mũi bằng bình xịt, thì BS Hà khuyên cha mẹ cần cất bình xịt nơi khô ráo sau khi sử dụng. Cha mẹ cần lưu ý bình xịt là dụng cụ vệ sinh cá nhân, và tránh dùng chung, nhất là trẻ con. Với người đang dương tính SARS-CoV-2, thì chỉ thực hiện xịt mũi ở phòng vệ sinh riêng, và tránh làm phát tán giọt bắn khi hỉ mũi sau khi xịt mũi.

BSCK II Lê Nguyệt Minh – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang – đã khuyến cáo, là trong trường hợp không cần thiết, những bậc phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con.

Vì trong mũi, họng đều có 1 lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, và có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn.

Lạm dụng rửa mũi bằng nước muối sinh lý thì còn có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn vì dụng cụ rửa mũi không được vô trùng. Và mặt khác rửa mũi thường xuyên sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, và sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi.