Mẹo “trị tận gốc” tật ăn ngậm của trẻ

Sợ hoạt động nào đó sau bữa ăn, muốn gây sự chú ý của bố mẹ,… có thể là những lí do “bất ngờ” khiến trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng.

Muốn giải quyết chứng ngậm thức ăn lâu trong miệng của con, bố mẹ phải tìm ra ngọn nguồn nguyên nhân vì sao con lại không chịu nhai. Bài viết này sẽ phân tích quá trình trước, trong và sau khi trẻ ăn để “lùng” ra nguyên nhân cuối cùng dẫn đến thói quen xấu này của trẻ là gì.

Trước bữa ăn

Trẻ hay ăn đồ ăn vặt giữa buổi thường sẽ đầy bụng và quá no để có thể tiêu hóa được thức ăn trong bữa chính. Nếu mẹ cảm thấy đây có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng ăn ngậm của bé, hãy thử hạn chế lượng đồ ăn vặt của bé trước bữa chính.

Trong bữa ăn

– Môi trường xung quanh trẻ

Khi trẻ bắt tay vào bữa ăn, bố mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh không có những tác nhân làm trẻ xao nhãng như tivi, smartphone, đồ chơi,… Nhiều bố mẹ chiều theo ý thích của con, cho con vừa ăn vừa nghịch điện thoại, máy tính cũng là một sai lầm lớn. Trẻ chú tâm vào hoạt động ưa thích của chúng thì sẽ rất khó để “dứt” ra và vì thế, việc ăn uống bị dẹp sang một bên, thức ăn ngậm trong miệng trẻ mãi không được tiêu hóa bởi trẻ còn đang mải “tiêu hóa” bộ phim hoạt hình hay đoạn quảng cáo vui nhộn nào đó.

XEM THÊM:  Sản xuất thực phẩm dinh dưỡng – nâng cao sức khỏe của con người 

– Thái độ của trẻ với thức ăn

Bố mẹ cần hết sức chú ý xem trẻ có biểu hiện khó chịu, chán nản gì với đồ ăn hàng ngày hay không. Có thể món ăn đã lâu ngày không được đổi vị, cải biến, màu sắc kém hấp dẫn nên trẻ không có hứng thú nhai, để thức ăn mãi trong miệng.

– Thái độ của bố mẹ đối với việc ăn của trẻ

Mẹ hãy thử nhớ lại xem, khi con nhai thức ăn, mẹ đã tỏ thái độ như thế nào? Trẻ em luôn muốn mình là trung tâm của sự chú ý. Đôi khi vì thấy bố mẹ thờ ơ  với mình mà trẻ chọn cách làm trái lời bố mẹ để nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nếu mẹ liên tục nói chuyện với con trong lúc con đang ngậm cơm, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và tiếp tục hành động ngậm cơm để kéo dài cuộc nói chuyện. Vì thế, hãy ngồi ăn cơm cùng con nhưng chỉ nói chuyện và khen ngợi con khi bé đang nhai thức ăn. Điều này sẽ giúp bé học được rằng, chỉ khi nào bé hết thức ăn trong miệng thì cuộc nói chuyện mới tiếp diễn.

Sau bữa ăn

Mẹ cần để ý xem, sau bữa ăn liệu có hoạt động hàng ngày nào mà trẻ ghét phải thực hiện hoặc khiến trẻ lo lắng hay không. Đó có thể là việc đi ngủ trưa, đi tắm… mà trẻ vốn không hào hứng và vì thế, trẻ muốn ăn ngậm càng lâu càng tốt như một cách “trốn tránh nghĩa vụ”.

XEM THÊM:  Thuốc dạng hạt cốm là gì ?