Các điều kiện bắt buộc để đạt thực phẩm chức năng tiêu chuẩn GMP

Trong bối cảnh nền Y học phát triển mạnh mẽ và vượt trội như hiện nay, các loại thực phẩm chức năng xuất hiện tràn lan trên thị trường nên người tiêu dùng không cần lo lắng thiếu thực phẩm để bảo vệ sức khỏe mà điều cần lo chính là tìm được sản phẩm tốt. Trước thực tế nhiều loại dược phẩm giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến con người, bộ Y tế đã đưa ra tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) để bảo vệ cả người tiêu dùng và cả cơ sở sản xuất uy tín, ngăn chặn các dược phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường. Vậy các điều kiện để đạt được thực phẩm chức năng tiêu chuẩn gmp là gì?

Điều kiện con người

Con người gần như là một yếu tố quan trọng nhất để quyết định tới chất lượng của sản phẩm được tạo nên và xây dựng một hệ thống đạt tiêu chuẩn. Toàn bộ nhân viên trong dây chuyền sản xuất phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực, hơn nữa còn phải thường xuyên được đào tạo định kỳ để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm, thực hành sản xuất tốt.

Trong sơ đồ tổ chức, phải có các vị trí là trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng làm việc độc lập với nhau để thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Trong bộ, phân sản xuất có trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất và đào tạo nhân viên còn trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng có nhiệm vụ kiểm tra, phê duyên từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng.

Điều kiện trang thiết bị, dây chuyền sản xuất

Nguyên tắc cơ bản đối với nhà xưởng sản xuất đó là phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ, không tích tụ bụi hoặc rác làm ảnh hưởng đến nguyên liệu và sản phẩm. Nhà xưởng đủ không gian rộng tãi, được thiết kế thuận tiện để bảo dưỡng, các công tác bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện định kỳ và tẩy trùng khi có quy định. Nhà xưởng cũng cần đặt ở vị trí đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh, xa khu dân cư và được phê duyệt bởi các ban ngành liên quan. Nhiệt độ, ánh sáng cũng cần được bố trí sao cho không gây ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp tới nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Các trang thiết bị hiện đại, được cấp phép sử dụng của các ban ngành liên quan, thực hiện vệ sinh thiết bị dụng cụ đúng quy trình theo yêu cầu bằng văn bản của bộ Y tế. Trong khu vực sản xuất phải được trang bị đầy đủ dung dịch vệ sinh, rửa tay và các thiết bị vệ sinh khác. Ngoài ra, ở mỗi khu sản xuất, khu kiểm tra chất lượng, khu bảo quản hay khu phụ đều có quy định rõ ràng về thiết kế nhà xưởng, sắp xếp trang thiết bị được ghi rõ trong Thông tư 18/2019/TT-BYT hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) mà bộ Y tế đã ban hành.

Điều kiện về hồ sơ tài liệu

Hồ sơ tài liệu của các lô sản phẩm là điều kiện thiết yếu để đưa sản phẩm ra thị trường. Bởi vậy, quy định hồ sơ phải ghi chép toàn bộ lịch sử từ khi nhập nguyên liệu đến khi tạo thành bán phẩm, sản phẩm của từng lô. Hồ sơ này cho phép người có thẩm quyền kiểm tra, truy suất lịch sử của sản phẩm ở bất kỳ khâu nào, bao gồm nguyên liệu, công thức sản xuất, quy trình, tiêu chuẩn và hướng dẫn sử dụng nếu đạt yêu cầu sản phẩm mới được thông qua. Các hồ sơ của sản phẩm sẽ được giữ lại ít nhất 1 năm kể từ ngày sản phẩm đó hết hạn sử dụng nhé.

Như vậy, có thể thấy rằng tiêu chuẩn GMP được đưa ra giúp người tiêu dùng có thể yên tâm khi lựa chọn thực phẩm chức năng nhằm bảo vệ sức khỏe của mình. Hiện nay, những thực phẩm chức năng lưu thông hợp pháp trên thị trường bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP nhé.