3 điều cần làm ngay khi trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân

Dù trẻ chỉ có một trong các biểu hiện trên vẫn cần lưu ý để cải thiện ngay. Để kéo dài trẻ sẽ dần mắc phải tất cả các tình trạng ấy và rất khó giải quyết. Dù trẻ ở giai đoạn bú mẹ hay ăn dặm, cả với trẻ trên 1 tuổi, luôn cần tăng cân hàng tháng, điều ấy cho thấy trẻ có sự phát triển thể chất ổn định và cơ thể hấp thu tốt.

Thực tế khoa học đã chứng minh, chiều cao, cân nặng và bộ não có “đạt” hay không, phần lớn được quyết định trong 3 năm đầu đời của trẻ. Đó là “3 năm phát triển vàng” của trẻ, trong 3 năm đầu tiên ấy nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, hay ốm yếu, thì sau đó dù có nỗ lực chăm sóc cho trẻ đến đâu cũng khó thể bù đắp lại được.

Những trẻ chậm tăng cân, đứng cân trong 3 năm đầu đời thường có sức đề kháng kém hơn trẻ tăng cân đầy đủ hàng tháng. Và trẻ hay ốm vặt, cảm ho sổ mũi, viêm phế quản, thường sẽ khó tăng cân, ăn ngủ kém hơn, đường ruột cũng yếu hơn hẳn. Khi hệ miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ yếu kém sẽ ảnh hưởng cả đến các hoạt động khác ở cơ thể như là hoạt động tiêu hóa, phát triển thể chất, phát triển trí não.Trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân sẽ có nguy cơ bị còi xương, chậm phát triển, hay ốm vặt

Trong bài viết hướng dẫn cách cho trẻ uống bổ sung dinh dưỡng cho các trường hợp trẻ chậm tăng cân, trằn trọc khó ngủ, ăn bú ít, … Một mẹ đã bình luận hỏi “Nếu như trẻ sơ sinh trong vòng 3 tháng đầu mà tăng cân chậm cụ thể là tháng đầu tiên tăng 900gr, tháng thứ 2 tăng 700gr, tháng thứ 3 tăng 500gr. Con bú mẹ hoàn toàn thì có cho bé dùng thêm các dạng bổ sung dinh dưỡng khác như là Sữa non ColosMAX Q10 được không?”

Với tình trạng này: tháng đầu con tăng 900g là bình thường, nhưng tháng thứ 2 tăng 700g là đã bị chậm tăng cân. Đến tháng thứ 3 càng kém hẳn tăng khi bé chỉ tăng 500g. Với biểu hiện ấy sau 3 tháng cho thấy nguy cơ con sẽ chậm tăng cân tiếp tục ở các tháng sau nên ngay lúc này cần cải thiện ngay cho bé. Trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng tăng cân kém sẽ cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng khác, nên việc cho bé uống thêm Sữa non ColosMAX Q10 hàng ngày là rất cần thiết. Trong 3 tháng đầu, bé nào đã tăng cân ít hơn hẳn so với ngưỡng ấy cần được cải thiện ngay. Vì chắc chắc sau 3 tháng trẻ càng tăng cân kém đi.

Trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn

Thông thường trong 3 tháng đầu sau khi sinh trẻ tăng trung bình mỗi tháng 1kg. Từ tháng thứ tư đến tháng thứ 6, trung bình trẻ sẽ tăng mỗi tháng tăng khoảng 700-800g. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ bú sữa công thức cũng vậy. Từ tháng tứ 7 đến 1 tuổi, mỗi tháng trẻ tăng trung bình khoảng 400-600g. Sau 1 tuổi, trẻ tăng cân ít hơn hẳn. Do đó, trẻ trong năm đầu khi bị chậm tăng cân rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về sau.

Chắc hẳn các bà mẹ có con nhỏ hay ốm vặt, suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển các giai đoạn ngồi bò, đi đứng, …, đã hiểu rõ hệ lụy ấy ở trẻ và cả sự khó nhọc vất vả trong việc chăm sóc con sau đó. Dù có cố gắng chăm sóc để bù lại cho con tăng cân, phát triển tốt hơn cũng không dễ dàng gì.

Đừng bỏ lỡ “3 năm phát triển vàng” ở trẻ khiến con chậm tăng cân, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hay ốm, kém thông minh.
Thực tế khoa học đã chứng minh, chiều cao, cân nặng và bộ não có “đạt” hay không, phần lớn được quyết định trong 3 năm đầu đời của trẻ. Đó là “3 năm phát triển vàng” của trẻ, trong 3 năm đầu tiên ấy nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, hay ốm yếu, thì sau đó dù có nỗ lực chăm sóc cho trẻ đến đâu cũng khó thể bù đắp lại được.

Nếu chị em thắc mắc sao trang chỉ nhắc tới cân nặng mà không nhắc đến chiều cao của trẻ có đủ không, nếu tăng cân kém mà chiều cao phát triển đủ thì sao? Vì thông thường trẻ trong năm đầu nếu tăng cân tốt, đạt chuẩn sẽ phát triển chiều cao tốt, chỉ những bé bị nhẹ cân suy dinh dưỡng mới thiếu chiều cao.

3 lưu ý cần biết khi trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân, biếng ăn, biếng bú

1. Cho trẻ bú đúng cách để giúp trẻ tăng cân tốt hơn
Sữa mẹ có 2 lớp dinh dưỡng khác nhau trong quá trình tiết sữa. Lớp sữa đầu cữ bú (foremilk) trong khoảng 10 phút đầu thường trong, loãng như nước và ít dưỡng chất, khi bé bú có thể bắn thành tia. Lớp sữa thứ 2 (Hindmilk) sẽ chảy ra trong giai đoạn giữa và cuối cữ bú, lớp sữa này mới có nhiều dưỡng chất, đầy đủ những vitamin – đặc và béo hơn, chứa nhiều đạm, là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu, như là “món ăn chính” sau khi dùng món khai vị súp loãng. ếu mẹ cho con bú chừng 15 phút lại chuyển sang bầu vú bên kia cho bú nghĩa là con sẽ chỉ bú được lượng sữa ban đầu loãng như nước và 1 ít sữa ở lớp thứ 2 và như vậy chưa đủ dinh dưỡng cần thiết trong từng cữ ăn của trẻ. Sẽ khiến trẻ không đủ no, ngủ chập chờn không yên giấc vì vẫn còn đói, nhiều bé còn bị chứng COLIC (trẻ hay khóc, có khi khóc cả ngày) do bụng chỉ có nước chứ không có chất. Trẻ sẽ chậm tăng cân, nhẹ cân và chậm lớn dù vẫn bú mẹ hoàn toàn và bú đủ cữ.

Cho trẻ uống thật nhiều những giọt sữa béo ở lớp sữa thứ 2 khi trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân

Cách cải thiện: Mẹ cần cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên bầu vú để đảm bảo con bú được những giọt sữa béo ở lớp sữa thứ 2. Với trẻ có thời gian bú ngắn dưới 20p cho 1 lần bú, mẹ nên vắt bỏ bớt lớp sữa đầu tùy theo lượng sữa thực tế của mình nhiều hay ít. Có thể bỏ chừng 20-30ml, nhiều thì vắt bỏ nhiều hơn cho một bên bầu ngực, để con có thể bú ngắn thời gian hơn cho mỗi bên vú, nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng.

Với trẻ bú bình với sữa công thức nên tăng cữ bú ở trẻ, có thể thay đổi sữa để xem có hợp với con hơn không? Tuy nhiên, không nên thay đổi liên tục trong thời gian ngắn các loại sữa công thức sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa do thích ứng không quen.

2. Cải thiện chất lượng sữa mẹ
Mẹ cần ăn uống đủ chất để nâng cao chất lượng sữa cho con bú sẽ đủ dinh dưỡng hơn. Nếu mẹ đã áp dụng ăn uống đủ dưỡng chất hơn, sữa mẹ nhiều và đã áp dụng vắt bỏ lớp sữa đầu như trên, nhưng sau vài tuần nhưng con vẫn không tăng cân tốt nghĩa là sữa mẹ bị kém chất lượng. Lúc ấy, mẹ cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng khác ngoài việc bồi bổ bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Như là uống các loại thực phẩm chức năng có đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ trong giai đoạn cho con bú

3. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân, còn có thể do khả năng tiêu hóa và hấp thu ở trẻ kém

Trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân, còn có thể do khả năng tiêu hóa và hấp thu ở trẻ kém hơn bình thường do: trẻ ăn dặm sớm, ăn nhiều cữ, do trẻ có sức đề kháng kém, uống nhiều kháng sinh. Trong giai đoạn này nếu trẻ vẫn bú đủ cữ nhưng chậm tăng cân, trẻ biếng ăn biếng bú, ngoài việc lưu ý về chất lượng sữa mẹ và cách cho trẻ bú. Cần xem lại chế độ ăn ở trẻ để điều chỉnh cho phù hợp, bên cạnh việc cần bổ sung ngay cho trẻ nguồn dinh dưỡng đang bị thiếu hụt khiến trẻ chậm tăng cân.

 

 

thymo kid

  • Công DụngThymokid hỗ trợ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất, giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh.
     
  • Đối Tượng Sử DụngTrẻ em có sức đề kháng kém. Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Trẻ gầy yếu hay mắc bệnh đường hô hấp.
  • Cách Dùng: Trẻ em < 5 tuổi: uống 1 gói/lần x 2 lần/ ngày. Trẻ em từ 5-12 tuổi: Uống 1 gói/lần x 3 lần/ngày. Có thể nhai trực tiếp hoặc hòa cốm với nước để uống.
  • Quy Cách Đóng Gói: Hộp 30 gói cốm.
  • Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm